Title Page

  • Dự án

  • Số TT

  • Ngày thực hiện

  • Thực hiện bởi

  • Vị trí
  • Đoàn đánh giá

01. Yêu cầu bắt buộc về HSE

  • 01. "Kế hoạch HSE được CHT/GĐDA ký cam kết và trình Chủ đầu tư phê duyệt (5 bộ):

  • - Biện Pháp Thi Công đáp ứng ATVSLĐ

  • - Kế Hoạch An Toàn Sức khỏe và Môi trường

  • - Kế Hoạch - Phương Án Phòng Cháy Chữa cháy

  • - Quy trình Ứng phó khẩn cấp trong xây dựng

  • - Nhật Ký ATLĐ vệ sinh môi trường"

  • 02. Các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được đánh giá rủi ro và phê duyệt cùng biện pháp thi công

  • 03. "Chính sách An toàn - Sức khỏe - Môi trường (HSE), mục tiêu HSE/ KPI: - Chính sách HSE có sẵn bằng văn bản, được phổ biến đến người lao động (có ở bảng thông tin an toàn).

  • - Thực hiện theo dõi, kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI công trường (đối với các chỉ tiêu liên quan đến HSE)"

  • 04. "Sơ đồ tổ chức, mô tả chức danh: - Quyết định thành lập Ban An toàn lao động công trường. Sơ đồ tổ chức.

  • - Quyết định điều động/ bổ nhiệm giám sát HSE công trường. Mô tả chức danh HSE có hiệu lực."

  • 05. "Cập nhật và phổ biến các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác: - Có cập nhật các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác?

  • - Truyền đạt các thông tin đến người lao động?"

  • 06. "Huấn luyện An toàn - Vệ sinh lao động; Quản lý cấp phát

  • phương tiện Bảo vệ cá nhân (PTBVCN).

  • Thực hiện huấn luyện An toàn - Vệ sinh lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH"

  • 07. Hồ sơ hợp đồng lao động, chứng minh nhân dân

  • 08. Hồ sơ khám sức khỏe đầu vào

  • 09. Hồ sơ Bảo hiểm tai nạn

  • 10. Huấn luyện HSE đầu vào cho người lao động bao gồm thầu phụ.

  • 11. Huấn luyện HSE bồi dưỡng, kể cả các biện pháp kiểm soát trong đánh giá rủi ro hoặc giấy phép làm việc cho người lao động

  • 12. Hồ sơ huấn luyện được lưu giữ (bài kiểm tra, ký cam kết)

  • 13. Thực hiện trang bị, cấp phát PTBVCN theo đúng quy định? Hồ sơ quản lý việc cấp phát?

  • 14. Hồ sơ cấp thẻ an toàn lao động

  • 15. "Trao đổi thông tin với người lao động và các bên liên quan:

  • Có tổ chức các buổi Toolbox Meeting?"

  • 16. Họp HSE công trường hàng tuần bao gồm thầu phụ

  • 17. Họp Ủy Ban HSE hàng tháng bao gồm thầu phụ ( >300 công nhân)

  • 18. "Ứng phó tình huống khẩn cấp. Hồ sơ về ứng phó các tình huống khẩn cấp. Quyết định thành lập đội ứng cứu khẩn cấp (PCCC, Sơ cấp cứu…), chứng chỉ PCCC.

  • Báo cáo diễn tập tình huống cháy nổ, PCCC."

  • 19. Hồ sơ về hướng dẫn phương pháp sơ cấp cứu? Tủ thuốc y tế công trường? Sự sẵn sàng của cáng cứu thương, thiết bị sơ cấp cứu? Chứng chỉ nghề và HSE (nhóm 5) nhân viên y tế.

  • 20. Sơ đồ bố trí mặt bằng công trường thể hiện lối thoát hiểm, phương tiện PCCC và hệ thống điện trên công trường

  • 21. Thể hiện số điện thoại khẩn cấp (cổng bảo vệ, bảng thông tin, phòng họp.v.v.)

  • 22. "Điều tra tai nạn, sự cố. Các hồ sơ liên quan đến việc ghi nhận, báo cáo sự cố, tai nạn lao động và hành động khắc phục phòng ngừa.

  • Cập nhật sổ ghi nhận thông tin sự cố, TNLĐ."

  • 23. Kiểm soát công tác AT-SK-MT ngoài hiện trường. Báo cáo sự không phù hợp. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác AT-SK-MT

  • 24. Báo cáo định kỳ công tác ATVSLĐ

  • 25. Các vấn đề không phù hợp được ghi nhận, phân tích, báo cáo bằng văn bản. Có biện pháp xử lý, khắc phục và phòng ngừa hiệu quả (có cập nhật và lưu hồ sơ)

02. Trang bị BHLĐ: điều kiện, sẵn có, sử dụng

  • 01. Nón, Giày BHLĐ, Đồng phục có phản quang bắt buộc

  • 02. Bảo vệ tay (găng tay) theo yêu cầu đánh giá rủi ro (ĐGRR)

  • 03. Dây an toàn toàn thân và dây cứu sinh theo ĐGRR

  • 04. Bảo vệ mắt/ mặt (kính an toàn, mặt nạ hàn) theo ĐGRR

  • 05. Bảo vệ hô hấp (khẩu trang) theo ĐGRR

  • 06. Bảo vệ tai (nút bịt tai, chụp tai) theo ĐGRR

  • 07. Các trang bị khác theo yêu cầu ĐGRR công việc.

03. Tình trạng công trường

  • 01. Bố trí mặt bằng công trường/ cổng/ bên trong theo bộ nhận diện

  • 02. Lắp đặt đầy đủ rào chắn, biển báo an toàn, biển chỉ dẫn tới văn phòng, kho bãi, phòng sơ cấp cứu, và thiết bị PCCC rõ ràng, dễ thấy

  • 03. Các thông tin, áp phích và báo cáo được yêu cầu đã được cập nhật và đăng tải trên bảng thông tin công trường dự án.

  • 04. Lối đi, lối vào các nơi làm việc rõ ràng, không có chướng ngại vật, bề rộng tối thiểu 0,9m. Tất cả dây/ cáp điện, ống dẫn ... được treo cao hợp lý.

  • 05. Các hố, lỗ được che đậy hay bảo vệ bằng lan can. Đầy đủ ánh sáng/ đèn chiếu sáng cho lối đi, công việc.

  • 06. Vật liệu và thiết bị được cất giữ, bố trí, sắp xếp gọn gàng, hợp lý (chất cao không quá 1,5m). Các tấm gỗ, cốp pha không có đinh nhô ra khi lưu giữ.

04. Chăm sóc sức khỏe

  • 01. Nước uống và tiện nghi được cung cấp đầy đủ và hợp vệ sinh

  • 02. Hồ sơ kiểm tra chất lượng nước uống, giấy chứng nhận đạt ATVS thực phẩm

  • 03. Khu vực nghỉ ngơi/ ăn uống/ căn tin đạt yêu cầu của công ty

  • 04. Tiên nghị nhà vệ sinh theo quy định

05. Khu vực kho bãi

  • 01. Gọn gàng, thực hiện 5S - Vật tư trong khu vực kho được giữ thành từng bó/ khối, chất gọn gàng trên các kệ, ngăn, khay

  • 02. Lối đi khu vực kho không bị cản trở (tối thiểu 0,9m)

  • 03. Các thùng chứa hoá chất được dán nhãn theo chất đựng bên trong

  • 04. Bồn chứa và khu tiếp nhiên liệu, xăng dầu có tiếp địa tại chỗ

  • 05. Có trang bị bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cảnh báo và điện thoại liên lạc

  • 06. Quản lý các vật liệu nguy hiểm (VLNH): Hồ sơ quản lý VLNH (danh mục VLNH đang sử dụng, hồ sơ kiểm tra và báo cáo tình hình sử dụng, bảo quản tại kho và trên công trường).

06. Kiểm soát chất thải và môi trường

  • 01. Nhận diện khía cạnh môi trường (KCMT) và đánh giá KCMT có ý nghĩa

  • 02. Chất thải được thu gom, phân loại, xử lý đúng quy định

  • 03. Thùng rác được cung cấp cho các khu vực làm việc.

  • 04. Lập phiếu xác nhận vận chuyển khi có nhu cầu vận chuyển chất thải ra khỏi công trường?

  • 05. Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải?

  • 06. Báo cáo quản lý chất thải nguy hại.

  • 07. Giấy phép đấu nối xả thải vào mạng lưới thoát nước chung của thành phố

  • 08. Giám sát, đo đạc KCMT và sức khỏe an toàn. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

  • 09. Kiểm soát côn trùng dịch hại (ruồi, muỗi, kiến, gián, chuột)

  • 10. Xử lý phế liệu - sắt/ thép/thùng & phi chứa

  • 11. Có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

  • 12. Có cầu rửa xe máy thiết bị tại cổng ra vào công trường

07. Phòng chống cháy nổ

  • 01. Bình ôxy và chất dễ cháy được lưu trữ riêng và đặt nơi thông gió, nếu trong khu vực làm việc thì phải được di dời trước khi làm việc.

  • 02. Bình chữa cháy được bố trí đúng và kiểm tra định kỳ theo quy định

  • 03. Hệ thống báo động cháy được thiết lập (kẻng, chuông báo cháy …)

  • 04. Các chai chứa khí được kiểm định/ kiểm tra

  • 05. Chai chứa khí được bảo quản ở những nơi râm mát, dựng đứng và buộc chặt không bị ngã. Kiểm tra sự rò khí ở các đầu nối, đồng hồ và van trước khi sử dụng.

  • 06. Giấy phép công tác nóng (hàn, cắt, …) và bình chữa cháy, tấm che, chắn ngăn ngừa tia lửa hàn văng bắn sẵn sàng trước khi bắt đầu công tác nóng.

  • 07. Đầy đủ van chống cháy ngược cho 2 đầu ống và được lắp ở đầu ra của van điều áp. Van điều áp, đồng hồ đo, cổ-dê kẹp nối ống được gắn kín. Xả toàn bộ áp suất trong van điều áp và đóng van bình gas khi không sử dụng hay trong thời gian nghỉ.

  • 08. Không được phép hàn cắt bằng ngọn lửa trần đối với các thiết bị đang chịu áp lực hoặc đang chứa các chất cháy nổ, các chất độc hại. Chai chứa gas phải đặt cách xa nơi hàn cắt, nguồn nhiệt tối thiểu là 3m.

  • 09. Trước khi hàn ở các khu vực có hơi khí cháy nổ, độc hại phải kiểm tra nồng độ các hơi khí đó và tiến hành thông gió

  • 10. Các thiết bị điện chịu tải đều phải được tính toán thiết kế và lắp đặt đủ công suất để tránh chập cháy do quá tải

  • 11. Không hút thuốc trên công trường trừ những nơi qui định

08. Hàn điện

  • 01. Các máy hàn điện phải được kiểm tra trước khi sử dụng

  • 02. Không sử dụng thép cây để làm dây nguội

  • 03. Sử dụng các đầu nối an toàn trong các trường hợp kéo dài

  • 04. Không sử dụng kìm hàn với sứ cách điện bị hư hỏng

  • 05. Tháo que hàn ra khỏi kìm khi không sử dụng và trong các giờ nghỉ giải lao/ nghỉ trưa…

  • 06. Thực hiện bởi nhân viên có đủ năng lực (thợ hàn có chứng chỉ nghề)

09. Phòng ngừa té ngã

  • 01. Thiết lập lối đi an toàn (có lan can hoặc dây cứu sinh, biển cảnh báo)

  • 02. Sàn thao tác trên cao 2m phải có biện pháp phòng chống té ngã

  • 03. Biện pháp ngăn ngừa té ngã, vật rơi phải được lắp đặt và kiểm tra định kỳ

  • 04. Giấy phép làm việc được áp dụng, hướng dẫn mọi người liên quan trước khi triển khai công việc

  • 05. Dây cứu sinh được lắp đặt và có khả năng chịu được lực tác động (cáp thép với đường kính >= 8mm)

  • 06. Vật liệu không được để gần biên sàn và được cố định hoặc che chắn tránh rơi xuống từ trên cao.

  • 07. Thiết lập hàng rào cảnh báo và biển báo an toàn xung quanh khu vực thi công

  • 08. Biện pháp và phương tiện cứu nạn sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp đối với công việc trên cao

  • 09. Lắp đặt lan can hay lưới an toàn ở những vị trí cạnh sàn tiếp giáp có độ hở từ 30 cm trở lên

  • 10. Dây an toàn toàn thân được kiểm tra, sử dụng và bảo quản đúng cách

  • 11. Hệ thống/ thiết bị bảo vệ té ngã chỉ được tháo dỡ khi đã được kiểm tra bởi an toàn.

10. Giàn giáo và thang

  • 01. Vật tư giàn giáo phải đạt chất lượng và yêu cầu về an toàn và được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng

  • 02. Hệ giàn giáo bao che phải được lắp đặt và tháo dỡ theo biện pháp thi công và bản vẽ đã được phê duyệt

  • 03. Hệ lưới bao che chống bụi và chống rơi phải được triển khai đồng bộ

  • 04. Đội lắp đặt giàn giáo phải được huấn luyện và có chứng chỉ chuyên môn

  • 05. Giàn giáo thao tác được lắp đầy đủ mâm, giằng chéo, giằng ngang, và lan can an toàn

  • 07. Công nhân không được đứng trên giàn giáo di động trong khi di chuyển

  • 08. Giàn giáo di động phải có đầy đủ bánh xe & được khóa trước khi công nhân lên làm việc

  • 09. Lắp đặt trên 3 tầng giàn giáo phải gia cố chống lật

  • 10. Tại các điểm cuối của giàn giáo thao tác, lối đi giàn giáo, mâm nghỉ đều phải được lắp lan can an toàn

  • 11. Tấm chân đế giàn giáo phải được lắp để phòng ngừa lún, trượt hay biến dạng (hoặc kết hợp kích U và xà gồ)

  • 12. Giàn giáo sau khi lắp đặt phải được kiểm tra bởi nhân viên an toàn, đảm bảo tuân thủ các qui định hiện hành & gắn thẻ phù hợp

  • 13. Thang tre không được phép sử dụng tại công trường.

  • 14. Thang bộ phải đảm bảo độ vững chắc, được cố định chân, có độ nghiêng, và lan can bảo vệ đảm bảo an toàn.

  • 15. Thang leo đứng, thang gấp phải đảm bảo an toàn, không bị biến dạng, hư hỏng và có thông số kỷ thuật. Có biện pháp chống trượt/ ngã thang.

11. Đổ bê tông, ván khuôn và hệ chống shoring

  • 01. Khu vực thi công được cảnh báo và hạn chế có lối lên xuống thích hợp

  • 02. Hệ chống đỡ cho khu sàn chuyển (cao trên 6m) phải được thẩm định

  • 03. Các đầu thép nhô ra được bịt mũ hoặc uốn cong

  • 04. Khi triển khai tháo dỡ ván khuôn phải căng lưới chống vật rơi và có giấy phép thi công

12. Quản lý máy móc thiết bị (MMTB) có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động

  • 01. Lý lịch MMTB? Hồ sơ kiểm định MMTB (Kiểm định lần đầu, định kỳ còn hiệu lực)? Hồ sơ bảo hiểm MMTB?

  • 02. Hồ sơ đăng ký sử dụng MMTB thuộc đối tượng kiểm định theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP

  • 03. Biện pháp thi công có đánh giá rủi ro công tác lắp đặt và tháo dỡ cẩu tháp, vận thăng? Hồ sơ tính toán, thẩm tra móng cẩu (có xác nhận của đơn vị thứ 3)

  • 04. Giấy phép lắp dựng và tháo dỡ cẩu tháp được phê duyệt

  • 05. "Có xây dựng nội quy, quy trình vận hành MMTB.

  • Phương án, kế hoạch vận hành, hoạt động cẩu tháp, vận thăng?"

  • 06. Có sổ theo dõi vận hành MMTB, được lưu tại công trường

  • 07. Hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ MMTB?

  • 08. Hồ sơ công nhân vận hành (quyết định giao việc, chứng chỉ nghề, chứng chỉ huấn luyện an toàn của công nhân vận hành, hồ sơ bảo hiểm TNLĐ, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/1 lần)?

  • 09. Các thiết bị an toàn (phanh/ thắng, van, công tắc, rờ le …) hoạt động đúng. Tấm/ khung/ thiết bị bảo vệ, che chắn bộ phận quay được lắp đặt đúng. Đèn chiếu sáng, còi, đồng hồ hiển thị, thiết bị cảnh báo hoạt động đúng.

  • 10. Thiết lập hàng rào cảnh báo quanh khu vực MMTB làm việc nhằm ngăn chặn và cảnh báo những người không phận sự đi vào. Cẩu tháp có qui trình vận hành và sơ đồ tải (gắn ở chân cẩu).

  • 11. Cáp điện còn trong điều kiện tốt. Nối đất hợp lý. Các mối nối đường ống khí nén/ thủy lực được bảo đảm đúng cách.

13. Vận hành thiết bị nâng

  • 01. Đảm bảo khoảng cách an toàn khi đặt cần trục hoạt động trong vùng bảo vệ của đường dây tải điện trên không

  • 02. Cáp cẩu & dụng cụ nâng được kiểm ra định kỳ/ lưu biên bản. Dụng cụ và cáp nâng phải có thẻ hiển thị tải trọng an toàn.

  • 03. Kiểm tra các hư hỏng của ma ní, cáp cẩu, móc cẩu trước khi móc hàng & loại bỏ những cái bị hư hỏng

  • 04. Mã màu kiểm tra cho cáp cẩu hàng & dụng cụ nâng được áp dụng

  • 05. Dây gió được sử dụng theo yêu cầu. Sử dụng các kỹ thuật chằng buộc thích hợp. Bảo vệ các góc của vật nâng nếu có nguy cơ làm hư hỏng, đứt dây cáp.

  • 06. Phụ cẩu và người vận hành cẩu có phương tiện liên lạc/ bộ đàm.

  • 07. Xác định tình trạng mặt bằng, độ dốc, độ cứng của đất và sử dụng càng chống theo quy định của nhà sản xuất trước khi làm việc

  • 08. Nhân viên giám sát chịu trách nhiệm cho công tác cẩu phải có mặt tại khu vực cẩu hoạt động

  • 09. Trong quá trình sử dụng cần trục, không cho phép nâng, hạ và chuyển tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc khi có người đứng ở trên tải. Không ai được phép đứng dưới vật đang cẩu.

  • 10. Không cho phép vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải

  • 11. Nhân viên vận hành không được rời khỏi cabin cẩu trong khi đang cẩu hàng

14. Xe cơ giới

  • 01. Có giấy kiểm định, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và còn hạn

  • 02. Nhân viên có đầy đủ bằng vận hành phù hợp với chủng loại

  • 03. Khu vực làm việc của thiết bị cơ giới phải được rào cảnh báo

  • 04. Không được đứng trên sàn, trên cabin, bên cạnh người vận hành trong lúc đang hoạt động

  • 05. Đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, còi điện, còi lùi khi xe nâng di chuyển

  • 06. Những cảnh báo quá tải, quá khổ, quá tốc độ cho phép được tuân thủ nghiêm ngặt

15. Thiết bị, dụng cụ điện và hệ thống điện

  • 01. Nhân viên làm công việc điện (lắp đặt, kiểm tra, bảo trì, sữa chữa) phải có bằng cấp theo luật định và được bổ nhiệm

  • 02. Thiết bị, dụng cụ điện được kiểm tra (mới/ định kỳ) và dán tem phù hợp trước khi sử dụng và lưu hồ sơ

  • 03. Tủ điện có biển cảnh báo, số điện thoại khẩn cấp, và được khóa

  • 04. Hệ thống chống sét đã được lắp đặt và kiểm tra định kỳ

  • 05. Dây dẫn và thiết bị đấu nối điện đúng chủng loại, biện pháp

  • 06. Nguồn điện cung cấp cho chiếu sáng di động và công cụ điện cầm tay được bảo vệ bởi ELCB

  • 07. Cáp, dây dẫn phải 2 lớp bảo vệ, nối bằng hộp nối hoặc ổ cắm công nghiệp, được bảo vệ, treo cao hoặc đi ngầm hợp lý.

  • 08. Trang bị bảo vệ an toàn được lắp đầy đủ cho công cụ cầm tay

  • 09. Hệ thống điện tạm, chiếu sáng được cung cấp đầy đủ - có bản vẽ

  • 10. Hệ thống phân phối điện phải được nối tiếp đất, kể cả máy phát điện

16. Công tác đào đất (hầm)

  • 01. Tạo dốc và chống đỡ đúng cách.

  • 02. Lối vào và lối ra được cung cấp (tối thiểu 2 đường lên xuống)

  • 03. Bảng an toàn và lan can bảo vệ bờ/ biên được cung cấp

  • 04. Vật tư được giữ/ bố trí an toàn tránh xa bờ/ biên hố đào

  • 05. Biện pháp tránh va chạm các thiết bị cơ giới với hệ kết cấu

  • 06. Khu vực đào thi công cạnh đường hoặc khu vực giao thông phải bố trí hàng rào và đèn nhấp nháy vào ban đêm

  • 07. Bảo vệ đất phù hợp phải được thiết lập để ngăn ngừa sự sụp/ sụt lở đất hoặc tạo hang như sử dụng hệ chống, cọc cừ, bậc thang hoặc dốc

  • 08. Phải khảo sát và định vị các hạng mục ngầm (cáp điện, ống ngầm …) trước khi đào

  • 09. Thiết bị bơm nước được cung cấp (hạ mực nước ngầm)

17. Giấy phép làm việc

  • 01. Những giấy phép bắt buộc cho những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt được hướng dẫn và thể hiện ở bảng thông tin an toàn công trường

  • 02. Giấy phép phải được phê duyệt bởi người có thẩm quyền, được hướng dẫn cho tổ đội trước khi tiến hành công việc và treo tại nơi làm việc

  • 03. Thể hiện rõ những mối nguy chính và biện pháp kiểm soát tương ứng

  • 04. Tất cả biện pháp kiểm soát mối nguy được thực thi đúng lúc và duy trì trong lúc làm việc.

  • 05. Các cảnh báo an toàn khác được tôn trọng (thông gió, lối đi, bảng tin an toàn, hàng rào, PPEs ...)

  • 06. Hồ sơ pháp lý, chứng chỉ HSE của con người và MMTB được đính kèm giấy phép

18. Yêu cầu an ninh

  • 01. Hệ thống đăng ký vào ra công trường cho nhân viên, khách, nhà cung cấp được thiết lập và kiểm soát.

  • 02. Hàng rào được lắp đặt và duy trì camera đảm bảo an ninh.

  • 03. Đăng ký vật tư nhà thầu, nhà cung cấp tại chốt bảo vệ.

  • 04. Tuần tra thường xuyên được tiến hành bởi bảo vệ.

  • 05. Đảm bảo ánh sáng cho ranh giới, đường xá, nhà kho ...

19. Mối quan tâm HSE của Ban chỉ huy

  • 01. Chỉ huy Trưởng/ GĐDA tham gia vào cuộc họp HSE

  • 02. Giám sát và Kỹ sư An toàn luôn có thiện chí để cải tiến HSE.

  • Ghi chú:
    Sự cải tiến thực thi sức khỏe an toàn và môi trường được xếp loại như sau:
    Giỏi : 80 ~ 100%
    Tốt : 70 ~ 80%
    Chấp nhận : 50 ~ 70%
    Không chấp nhận : < 50%
    * Việc đánh giá các cải tiến phải có biên bản hoặc các chứng cứ để chứng minh kết quả thực hiện

  • Select date

  • Auditor

  • Auditor

  • Site HSE Manager

  • Site Manager/ Project Manager

The templates available in our Public Library have been created by our customers and employees to help get you started using SafetyCulture's solutions. The templates are intended to be used as hypothetical examples only and should not be used as a substitute for professional advice. You should seek your own professional advice to determine if the use of a template is permissible in your workplace or jurisdiction. You should independently determine whether the template is suitable for your circumstances.