Title Page

  • DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA

  • NGÀY KIỂM TRA

  • KHU VỰC KIỂM TRA

  • CHỦ ĐỀ

  • CHƯƠNG 1 - LAO ĐỘNG TRẺ EM (CHILDREN LABOUR)
  • 1.1 E Tất cả mọi người trong nhà máy có trên tuổi lao động tối thiểu theo luật hoặc trên 15 tuổi không?

  • 1.2 E Nhà máy có khu vực riêng biệt và danh sách theo dõi rõ ràng các trẻ em ở trong nhà máy không?

  • 1.3 D Nhà máy có bằng chứng về tuổi của nhân viên không? (Ví dụ: bằng cách lưu bản sao chứng minh thư)

  • 1.4 D Nhà máy có từng sử dụng lao động trẻ em hay không? (Đã tuyển lao động có tuổi nhỏ hơn tuổi lao động tối thiểu trong vòng 6 tháng qua)

  • 1.5 D Lao động vị thành niên có được bảo vệ tối thiểu là theo quy định của luật hay không?

  • 1.6 C Nhà máy có các quy trình cụ thể để đảm bảo việc phát hiện, phòng tránh và khắc phục dành cho lao động vị thành niên không?<br>Các quy trình dành cho trẻ em và lao động vị thành niên đã được phổ biến và hiểu rõ bởi tất cả những người liên quan trong nhà máy (Nhân sự, bộ phận bảo vệ, quản lý chuyền, v.v,…)."

  • CHƯƠNG 2 - LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
  • 2.1 E Có chứng cứ nào thể hiện nhà máy đang sử dụng lao động tù nhân để sản xuất hàng Decathlon không?

  • 2.2 E Nhà máy hoặc bên môi giới lao động có thu giữ giấy tờ tùy thân bản gốc của nhân viên hay không (Hộ chiếu, giấy phép làm việc, CMND,...)?

  • 2.3 D Bên môi giới lao động có đầy đủ các hồ sơ và giấy phép được quy định bởi pháp luật không?

  • 2.4 D Nhà máy hoặc bên thứ ba có yêu cầu nhân viên đặt tiền thế chân hay không?

  • 2.5 D Nếu có lao động nước ngoài, các điều khoản về các khoản phí/ chi phí phát sinh có được phổ biến theo ngôn ngữ họ hiểu khi bắt đầu quy trình tuyển dụng và trước khi họ rời khỏi quốc gia của họ hay không?

  • 2.6 D Những khoản phí này có tuân theo quy định của luật hay không?

  • 2.7 D Việc làm tăng ca có dựa trên cơ sở tự nguyện không?

  • 2.8 D Nhân viên có được đảm bảo sự tự do đi lại trong suốt giờ làm việc không (vi dụ: tự do đi vệ sinh, đi uống nước)?

  • 2.9 D Nhân viên có được đảm bảo quyền tự do đi lại và giao tiếp xã hội trong giờ không làm việc (bao gồm cả giờ nghỉ giải lao), ngay cả trong ký túc xá của nhà máy không?

  • 2.10 D Liệu có bất kỳ hệ thống nào được thi hành nhằm cản trở sự tự nguyện làm việc của nhân viên không?

  • 2.11 C Nhà máy có các quy trình/chính sách cho việc tuyển dụng với danh sách kiểm tra, vai trò và trách nhiệm rõ ràng để giảm thiểu rủi ro về lao động cưỡng bức không?

  • 2.12 C Nhà máy có kí kết hợp đồng hợp pháp với bên môi giới trong và ngoài nước về việc tuyển dụng lao động không?

  • 2.13 C Trong trường hợp sử dụng lao động nước ngoài nhập cư, nhà máy có thực hiện đánh giá rủi ro & thẩm định chuỗi cung ứng lao động không? (bao gồm các công ty môi giới và đơn vị tuyển dụng nước ngoài)

  • 2.14 C Lao động nước ngoài có được nhận và ký kết hợp đồng lao động theo ngôn ngữ của họ hiểu trước khi họ rời khỏi quốc gia hay không?

  • 2.15 C Nếu sử dụng các lao động nước ngoài, nhà máy có chi trả tất cả các khoản phí hợp pháp liên quan đến hợp đồng kể cá phí cam kết với đơn vị tuyển dụng không? (VD: visa, chi phí đi lại, hồi hương, y tế, bảo hiểm, thuế)

  • 2.16 C Lao động nước ngoài có được hướng dẫn đầy đủ các quy định tuyển dụng trước khi rời khỏi quốc gia của họ không?

  • 2.17 C Lao động nước ngoài sau khi đến nhà máy có được hướng dẫn về quyền con người, quyền việc làm, nhận thức lại rủi ro của lao động cưỡng bức và được làm rõ các điều khoản của hợp đồng theo Hướng dẫn Tuyển dụng của Decathlon không?

  • 2.18 C Trong trường hợp thôi việc đối với một lao động nước ngoài, nhà máy có đảm bảo người lao động được trở về quốc gia của họ một cách an toàn không?

  • 2.19 C Trong trường hợp thôi việc đối với một lao động nước ngoài, nhà máy có chi trả tất các khoản tiền thuộc về người lao động không?

  • 2.20 C Nhà máy có đào tạo các nhà cung cấp Rank 2 về rủi ro lao động cưỡng bức không?

  • CHƯƠNG 3 - TỰ DO HỘI
  • 3.1 D Công nhân có gia nhập công đoàn hoặc tổ chức đại diện người lao động một cách tự do bất kể tình trạng hợp đồng như thế nào?

  • 3.2 D Trong trường hợp không có công đoàn, có tổ chức nào khác có cùng chức năng đại diện cho công nhân để thương lượng với người lao động không?

  • 3.3 D Những người đại diện công nhân có đủ nhận thức và khả năng thực hiện được vai trò và trách nhiệm nhiệm của họ? (VD: Phân bổ thời gian)

  • 3.4 D Đối với các tổ chức nội bộ trong nhà máy (công đoàn hay các hiệp hội khác), liệu những người đại diện có được bầu chọn mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ nhà máy và tuân theo quy định pháp luật không?

  • 3.5 D Có các cuộc họp định kỳ giữa những người đại diện công nhân và ban giám đốc không? (Tần suất họp theo quy định tối thiểu của pháp luật)

  • 3.6 C Biên bản cuộc họp có được phổ biến đến toàn thể nhân viên và các cơ quan nhà nước liên quan không?

  • 3.7 C "Nhà máy có quy trình xử lý khiếu nại hiệu quả để nhân viên có thể tự do chia sẻ những bất bình/ khiếu nại hay không?<br>Quy trình này có được có được phổ biến đến tất cả người lao động vàhọ hiểu rõ không?"

  • 3.8 C Những bất bình/ khiếu nại này có được xử lý và kết quả được phổ biến đến toàn thể nhân viên không? (Nếu không quá nhạy cảm hoặc bảo mật)

  • 3.9 C Nhà máy tiến hành định kỳ khảo sát "Sự hài lòng của người lao động" phân tích kết quả (VD: Câu trả lời, tỉ lệ phản hồi, các khiếu nại) và xác định hành động cải thiện không?

  • CHƯƠNG 4 - ATLĐ - GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG VÀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
  • 4.1 D Địa điểm của nhà cung cấp có các giấy phép hoạt động địa phương bắt buộc bao gồm giấy phép địa điểm của nhà cung cấp, giấy phép kinh doanh, an toàn cháy nổ và các tài liệu tuân thủ cấu trúc tòa nhà được cập nhật không?

  • 4.2 D Liệu hệ thống điện lắp đặt trong tình trạng tốt? (Không có dấu hiệu cháy hoặc quá nóng, không nhiều vòng lặp, không có mối nối bất thường, không có dây điện bị hư hỏng, dây điện trần hoặc dây bị lỏng kết nối; biển báo/ quy định hạn chế vào khu vực điện áp cao, các tủ phân phối điện được khóa chốt, dây điện, cáp được bọc cách điện)

  • 4.3 D Tất cả các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ được quy đình bởi luật (xe nâng, thang máy, cửa tự động, nồi hơi, máy nén khí, bồn khí nén, cần trục, ...) trong tình trạng tốt?<br>Các thiết bị này có đầy đủ giấy phép không?"<br>

  • 4.4 D Lò hơi và các bình khí nén (trên 0,5 bar) được bố trí ở khu vực an toàn (tách biệt đối với khu vực sản xuất) với các biện pháp bảo vệ (chống cháy nổ) không?

  • 4.5 D Công nhân vận hành thiết bị nguy hiểm có chứng chỉ vận hành được cập nhật không (thợ điện, nhân viên lái xe nâng, xe bus và xe hơi,...)?

  • 4.6+4.7+4.8 C Nhà máy có định kì kiểm định các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ theo luật Việt Nam bởi đơn vị được chứng nhận và có thẩm quyền hay không?<br>Hồ sơ kiểm định có được lưu lại không?"<br>

  • 4.9 C Có kế hoạch bảo trì nào được thực hiện cho tất cả thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt cụ thể đối với hệ thống điện, lò hơi và bình khí nén?

  • 4.10 C Có hệ thống cảnh báo cho người chịu trách nhiệm về ngày hết hạn kiểm định và chứng nhận/ chứng chỉ không?

  • CHƯƠNG 5 - ATLĐ - QUẢN LÝ RỦI RO VÀ AN TOÀN
  • 5.1 E Có tình huống nào nguy hiểm đến tính mạng của bất cứ người nào (nhân viên công ty hoặc người bên ngoài vào nhà máy) ở bất cứ địa điểm nào trong khuôn viên nhà máy không?

  • 5.2 E Nhà máy có thực hiện các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân nữ mang thai và đang cho con bú không?

  • 5.3 D Tất cả các khu vực của nhà máy có an toàn, không làm người lao động bị thương hay tiềm ẩn tai nạn ngay lập tức cho người lao động không?

  • 5.4 D Máy móc có được trang bị các thiết bị bảo vệ an toàn hiệu quả (ví dụ:Che chắn, cơ chế vận hành 2 tay, các cảm biến …) trên những bộ phận có thể gây nguy hiểm cho người vận hành không?

  • 5.5 D Người lao động có được huấn luyện về cách sử dụng PPE thích hợp và thao tác với máy móc thiết bị có rủi ro mất an toàn không?

  • 5.6 D Các máy nguy hiểm có nút dừng khẩn cấp hay không? Nút có đang hoạt động tốt? Liệu người công nhân có biết về chức năng của nó?

  • 5.7 D Bảo hộ lao động cá nhân có được trang bị và thay thế miễn phí và đầy đủ cho công nhân và khách tham qian không?<br>

  • 5.8 D Bảo hộ lao động cá nhân có ở tình trạng tốt không?

  • 5.9 D Người lao động có sử dụng bảo hộ lao động phù hợp ở những khu vực cần thiết không? (Ví dụ: nút tai chống ồn ở khu vực có độ ồn > 85 dB, găng tay chịu nhiệt ở khu vực nhiệt độ cao…v.v)

  • 5.10 D Nhà máy có trang bị tủ hoặc túi thuốc sơ cấp cứu phù hợp với rủi ro ở nơi làm việc hay không? (Đảm bảo tối thiểu 1 tủ cho mỗi 100 công nhân)

  • 5.11 DCác biển cảnh báo có được đặt ở vị trí dễ nhìn và phù hợp không?

  • 5.12 D Các biển báo sử dụng bảo hộ lao động có được đặt ở vị trí dễ nhìn và phù hợp không?

  • 5.13 D Nhà máy có tiến hành đánh giá rủi ro tại nơi làm việc để xác định và ưu tiên các mối nguy về sức khỏe và an toàn và đánh giá mức độ rủi ro không?(Bao gồm các rủi ro phát sinh bên trong nhà máy & sự cố bên ngoài)<br>Đánh giá rủi ro có được cập nhật hàng năm hoặc trong trường hợp lắp đặt máy móc mới/hóa chất mới/bố trí mặt bằng nhà xưởng?

  • 5.14 C Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro, nhà máy có xác định những hành động phòng ngừa (Vd: Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp, các biện pháp kỹ thuật…) để loại bỏ/giảm thiểu rủi ro xay ra không?

  • 5.15 C Vị trí làm việc có thuận tiện cho công việc cần thực hiện không (không gây ra các tổn thương trung và dài hạn)?

  • 5.16 C Với những máy móc cần tuân theo quy trình khóa cách ly-cô lập (lock-out tag-out procedure), quy trình này và các bảng biểu theo dõi cần thiết có sẵn để sử dụng không? Công nhân có biết cách sử dụng không?

  • 5.17 C Quy trình hướng dẫn vận hành máy, thao tác chuẩn (SOP) có được treo/dán ở các vị trí làm việc nhiều rủi ro không? (Bộ phận cắt, khu vực kho, v.v…)

  • 5.18 C Nhà máy có lưu giữ hồ sơ về những tai nạn và bệnh tật liên quan đến công việc không?<br>Bảng tổng hợp tai nạn/bệnh tật hàng năm có được treo/ dán ở nơi mà tất cả mọi người đều thấy không?"

  • 5.19 C Trong trường hợp xảy ra tai nạn chết người hoặc nhập viện, nhà máy có quy trình đảm bảo thông tin được báo cáo cho Decathlon ngay lập tực không?

  • 5.20 C Nhà máy có quy trình liên quan đến phân tích nguyên nhân, các hành động khắc phục và phòng ngừa trong trường hợp xảy ra các tai nạn và bệnh tật liên quan đến công việc không?<br>Quy trình có được phổ biến và hiểu rõ bởi tất cả những người liên quan trong nhà máy (Nhân sự, bộ phận bảo vệ, quản lý chuyền, v.v,…)?

  • 5.21 C Có báo cáo đo đạc tiếng ồn hàng năm hay không?

  • 5.22 C Nhà máy có áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tiếp xúc ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực người lao động ngoài việc sử dụng PPE không? (VD: Kiểm soát kỹ thuật, giảm thời gian tiếp xúc, tường cách âm)

  • 5.23 C Nhà máy có thành lập hội đồng an toàn lao động (OHS) tại nơi làm việc để thực hiện xem xét và đánh giá việc áp dụng các quy trình đảm bảo an toàn sức khỏe (Bao gồm hóa chất và PCCC)? Hôị động an toàn lao động có bao gồm các nhà quản lý và đại diện công nhân không?

  • 5.24 C Nhà máy có thành lập hội đồng an toàn lao động (OHS) tại nơi làm việc để thực hiện xem xét và đánh giá việc áp dụng các quy trình đảm bảo an toàn sức khỏe (Bao gồm hóa chất và PCCC)? Hôị động an toàn lao động có bao gồm các nhà quản lý và đại diện công nhân không?

  • 5.25 C Nhà máy có đội sơ cấp cứu cho mỗi ca làm việc không? Đội có được đào tạo không?

  • 5.26 C Theo yêu cầu của luật địa phương, có trạm y tế hay trạm sơ cấp cứu trong mỗi NM không?

  • 5.27 C Nhà máy có người chịu trách nhiệm cho việc quản lý an toàn & sức khỏe với các chứng nhận không? (VD: Các chứng chỉ bên ngoài, bằng đại học)

  • CHƯƠNG 6 - ATLĐ - QUẢN LÝ HÓA CHẤT
  • 6.1 E Phụ nữ đang cho con bú hoặc thai sản có làm việc tại vị trí có hóa chất độc hại không?

  • 6.2 E Người sử dụng hóa chất có sử dụng bảo hộ lao động cá nhân phù hợp với phân tích rủi ro và bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất hay không? Nếu không, nhà máy phải cung cấp định kỳ chuẩn đoán phơi nhiễm hóa chất (khám chuyên khoa) ở các khu vực sử dụng, kho hóa chất, pha chế hóa chất.

  • 6.3 E Nhà máy có hệ thống bảo vệ, ngăn chặn phơi nhiễm hóa chất hoạt động một cách hiệu quả không? (Quạt và máy lạnh không được xem là hệ thống ngăn chặn phơi nhiễm hóa chất) Nếu không; nhà máy phải cung cấp chuẩn đoán định kỳ (khám chuyên khoa) phơi nhiễm hóa chất ở các khu vực sử dụng hóa chất, kho & pha chế hóa chất.

  • 6.4 E Các chai, lọ dùng để đựng/vận chuyển hóa chất có được dán nhãn nhận diện không (tên + cảnh báo các mối nguy)?

  • 6.5 D Nhà máy có quyết định phân công người chịu trách nhiệm cho việc quản lý an toàn hóa chất (Mua bán, lưu trữ, an toàn - sức khỏe) không?

  • 6.6 D Có đầy đủ các SDS của tất cả hóa chất bằng tiếng Việt; để cho người sửdụng hóa chất có thể hiểu được không?

  • 6.7 D Người lao động liên quan, làm việc với hóa chất (xử lý, lưu trữ, mua bán) có nhận thức được những rủi ro về hóa chất và biết cách tự bảo vệ bản thân không?

  • 6.8 D Người lao động có sử dụng đồ ăn, thức uống, thuốc lá tại khu vực làm việc có hóa chất nguy hại không?

  • 6.9 D Tất cả các thùng chứa hóa chất (hủ, chai…) dùng để vận chuyển hóa chất có được dán nhãn nhận biết bằng tiếng việt (có tên và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm) không?

  • 6.10 D Bảo hộ lao động cá nhân phù hợp với phân tích rủi ro và bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất hay không?<br>Nếu không, nhà máy phải cung cấp định kỳ chuẩn đoán phơi nhiễm hóa chất (khám chuyên khoa) ở các khu vực sử dụng, kho hóa chất, pha chế hóa chất."

  • 6.11 D Khu vực sử dụng hóa chất nguy hiểm có được trang bị các thiết bị kỹ thuật hiệu quả như hệ thống thông hơi, thoáng khí, cách ly không?<br>(Quạt và thông gió tự nhiên không phải là thiết bị kỹ thuật hiệu quả).<br>Nếu không, nhà máy phải cung cấp định kỳ chuẩn đoán phơi nhiễm hóa chất (khám chuyên khoa) ở các khu vực sử dụng, kho hóa chất, pha chế hóa chất"

  • 6.12 D Khu vực làm việc sử dụng hóa chất nguy hiểm và khu vực lưu trữ hóa chất có được trang bị thiết bị ứng cứu khẩn cấp? (VD: bồn rửa mắt, vòi tắm khẩn cấp, bộ dụng cụ chống tràn, bình chữa cháy thích hợp,...)

  • 6.13 D Hoá chất lỏng độc hại ở khu vực sản xuất và lưu trữ có được trữ trong khay hoặc các thiết bị có chức năng chống tràn không?

  • 6.14 D Đối với khu vực lưu trữ hóa chất nguy hiểm (mới, đang sử dụng hoặc đã qua sử dụng), việc tiếp cận khu vực này có bị hạn chế, khu vực được thông gió tốt, giám sát nhiệt độ và tách biệt với không gian khác không? (ví dụ: thông gió cơ học, phù hợp với SDS không). Thông tin liên quan về các hóa chất nguy hiểm có sẵn trong khu vực lưu trữ không?<br>

  • 6.15 D Các hóa chất dễ cháy, nổ, ăn mòn và oxy hóa có được lưu trữ riêng biệt và an toàn không? Các hóa chất không tương thích có được bố trí riêng biệt theo SDS không?

  • 6.16 D Các thùng chứa hóa chất(phuy, chai, lọ...) có được đậy nắp kín và phù hợp để chứa hóa chất, trong suốt quá trình từ khi hóa chất được đưa vào nhà máy, sử dụng trong sản xuất cho đến khi bị thải bỏ không? Có sử dụng đầy đủ các công cụ vận chuyển thích hợp để vận chuyển các sản phẩm hóa chất đến vị trí làm việc không?

  • 6.17 C Thông tin tồn kho của các hóa chất có đầy đủ và cập nhật không?<br>(Thông tin tối thiểu: Tên hóa chất, thông tin liên lạc của nhà cung cấp, bảng thông tin an toàn hóa chất(SDS), ngày sửa đổi, chức năng, phân loại mối nguy, vị trí sử dụng, điều kiện lưu trữ và vị trí lưu trữ, số lượng, mã số CAS)."

  • 6.18 C Bảng thông tin an toàn hóa chất (SDS) của tất cả các hóa chất có đầy đủ và được cập nhật (dưới 3 năm) không?<br>(Tên hóa chất, thông tin liền lạc, pictograms, thông tin nguy hại, thành phần…)"

  • 6.19 C Có quy trình quản lý, bảo trì - bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật (hệ thống thông gió, điều khiển, vòi hoa sen, luồng khí, ...) không? Các quy trình này có được áp dụng không?

  • 6.20 C Mức độ tiếp xúc của người lao động với hóa chất có được đo lường không? Nhà máy có biện pháp kiểm soát chất lượng không khí bên trong nhà xưởng không? Chất lượng không khí bên trong nhà xưởng có tuân thủ quy định pháp luật và mức cho phép tiếp xúc với hóa chất được xác định trong SDS?

  • 6.21 C Nhà máy có thực hiện kiểm tra sức khỏe nghề nghiệp đối với những công nhân làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hại không? Có những giải pháp đối với những công nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe không?

  • 6.22 C Quy trình hướng dẫn vận hành cho việc quản lý hóa chất (Ví dụ: các rủi ro hóa chất đã được đánh giá, phân loại hóa chất, các thao tác sử dụng hóa chất, vận chuyển hóa chất an toàn, thải bỏ hóa chất…) được dán và hướng dẫn cho công nhân ở các ở các khu vực sử dụng hóa chất không?

  • 6.23 C Nhà máy có quy trình khẩn cấp xử lý sự cố hóa chất không? Nhà máy có lưu giữ hồ sơ về tất cả các sự cố liên quan đến hóa chất không?

  • 6.24 C Nhà máy có thực hiện diễn tập các tình huống khẩn cấp về hóa chất để đảm bảo công nhân biết cách xử lý khi có sự cố không (mô phỏng người bị ngất, quy trình xử lý đổ tràn…)?

  • 6.25 C Nhà máy có quy trình để xác thực thông tin của các hóa chất được mua và xếp hạng các hóa chất theo thứ tự tác động đến sức khỏe?<br>

  • 6.26 C Người phụ trách/được bổ nhiệm quản lý an toàn hóa chất có bằng cấp liên quan không? (VD: Bằng đại học, chứng chỉ bên ngoài)

  • 6.27 C Hồ sơ đào tạo có được lưu trữ để chứng minh rằng các nhân viên làm việc với hóa chất được đào tạo và có kỹ năng để thực hiện các trách nhiệm và nhiệm vụ được giao không?

  • CHƯƠNG 7 - ATLĐ - PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ THOÁT NẠN
  • 7.1 E Tất cả các tòa nhà thuộc phạm vi đánh giá có hệ thống báo cháy không?<br>

  • 7.2 E Khi được kiểm tra, chuông báo cháy có hoạt động không? ( Kiểm tra trong quá trình đánh giá)

  • 7.3 E Chuông báo cháy có âm thanh đủ lớn/có khả năng gây chú ý/được kết nối ở tất cả mọi vị trí thuộc phạm vi đánh giá không?

  • 7.4 E Trong trường hợp sử dụng chung nhà xưởng/ tòa nhà, hệ thống chuông ở cả 2 bên có đủ lớn không (nơi sản xuất hàng cho các công ty khác và cho Decathlon)?

  • 7.5 E Chuông báo cháy có âm thanh khác biệt với các tín hiệu khác trong nhà máy không (ví dụ: chuông hết giờ làm việc, chuông nghỉ giữa giờ…)?<br>

  • 7.6 E Hệ thống chuông báo cháy có nguồn pin dự phòng khi nguồn điện chính bị tắt hay không? (Kiểm tra trong ngày đánh giá - chuông không bị tắt)<br>

  • 7,7 E Chuông có thể kêu cho tới khi quá trình di tản hoàn tất bất kể sử dụng nguồn điện nào hay không (nguồn điện chính hoặc pin dự phòng)?

  • 7.8 E Có các nút chuông báo cháy khắp tòa nhà như yêu cầu của luật địa phương không?

  • 7,9 E Công nhân có biết vị trị chuông báo cháy và cách kích hoạt chuông hay không?

  • 7.10 E Có phải chỉ có nhân viên có trách nhiệm mới biết cách tắt chuông?

  • 7.11 E Có ít nhất 2 cửa thoát hiểm (mỗi cửa cách nhau ít nhất 5 mét) có thể sử dụng được:<br>- Tất cả khu vực sản xuất (bao gồm hệ thống kho).<br>- Bất kỳ khu vực không dành cho sản xuất xảy ra trường hợp có 20 người có mặt cùng một lúc."<br>

  • 7.12 E Các cửa thoát hiểm/lối thoát hiểm còn hoạt động tốt và không bị khóa trong suốt thời gian làm việc không (bao gồm cả giờ làm ban đêm, giờ nghỉ trưa…)?

  • 7.13 E Có ít nhất một điểm tập trung và tất cả công nhân biết điểm tập trung này hay không? Điểm tập trung có an toàn, cách xa bất kì tòa nhà nào ít nhất 10m và có đủ chỗ cho tất cả công nhân hay không?.<br>

  • 7.14 E Thời gian thoát hiểm có ít hơn 5 phút hay không (tính từ khi chuông reng cho tới khi người chịu trách nhiệm xác nhận không còn ai trong tòa nhà)?<br>

  • 7.15 E Trong quá trình diễn tập thoát hiểm, nhà máy có kiểm đếm tất cả mọi người, bao gồm cả khách tham quan và nhà thầu phụ không?

  • 7.16 D Nếu tòa nhà từ 3 tầng trở lên (kể cả tầng trệt):<br>Các cầu thang thoát nạn nằm trong tòa nhà có được bảo vệ khỏi khói (ví dụ: chúng có được bao bọc bởi cửa chống cháy ở mỗi tầng mà các cửa này được đóng một cách tự động trong quá trình sơ tán không? Hoặc có cầu thang thoát nạn bên ngoài tòa nhà để sơ tán khẩn cấp không?)"<br>

  • 7.17 D Nhà máy có phổ biến khách bên ngoài biết về quy trình / phương thức xử lý tình huống khẩn cấp khi có hỏa hoạn và thêm số lượng khách này vào danh sách kiểm đếm (lối thoát nạn, khu vực sơ tán) không?<br>

  • 7.18 D Tất cả lối thoát hiểm và cầu thang thoát hiểm có được xác định, nhận diện rõ ràng và không bị chướng ngại vật cản trở không?<br>

  • 7.19 D Các cầu thang thoát hiểm có đi qua khu vực kho chứa hàng dễ cháy không? (hoặc hàng hóa dễ cháy có được lưu trữ dưới cầu thang).

  • 7.20 D Cửa thoát hiểm có được xác định rõ ràng, không có chướng ngại vật, dễ mở, mở theo hướng thoát hiểm mà không cần sự hỗ trợ nào, và rộng ít nhất 80 cm?

  • 7.21 D Tất cả các tòa nhà và thang thoát hiểm có được trang bị đèn chiếu sáng khẩn cấp đầy đủ không?

  • 7.22 D Có các thiết bị chữa cháy (họng nước chữa cháy, bình chữa cháy,…) với chủng loại phù hợp, dễ thấy, dễ lấy, còn hoạt động tốt, và đầy đủ số lượng (theo luật địa phương hoặc tuân thủ 1 bình/200m2) hay không?

  • 7.23 D Diễn tập thoát nạn có được tổ chức ít nhất 1 lần/1 năm (cho tất cả các ca sản xuất, tất cả mọi người) hay không? Có biên bản không?<br>

  • 7.24 D Các nguy cơ gây cháy có được ngăn ngừa trong nhà máy không? (ví dụ: không được hút thuốc, không đem bật lửa/diêm vào kho hóa chất, không tia lửa gần các thiết bị điện…)<br>

  • 7.25 C Nhà xưởng có được trang bị hệ thống báo cháy tự động tuân theo phân tích rủi ro và quy định pháp luật hay không?<br>

  • 7.26 C Có sơ đồ thoát hiểm được cập nhật (mỗi lầu, mỗi tòa nhà có sơ đồ riêng phù hợp) được treo tại nơi dễ thấy trong tòa nhà và thể hiện vị trí "Bạn đang ở đâu'?<br>

  • 7.27 C Các thông tin căn bản về an toàn cháy nổ có được hướng dẫn trong chương trình huấn luyện ban đầu và được huấn luyện lại hằng năm không?<br>

  • 7.28 C Nội dung quy trình về an toàn về PCCC đã bao gồm các biện pháp phòng ngừa và biện pháp chữa cháy không? Quy trình này có được áp dụng vào diễn tập không?<br>

  • 7.29 C Mỗi ca làm việc có ít nhất 2 trong 50 người (hoặc tuân theo quy định địa phương, áp dụng theo quy định cao hơn) được đào tạo về quy trình PCCC và vai trò của họ trong tình huống khẩn cấp (Tổ chức sơ tán, kiểm tra tòa nhà đã sơ tán hết chưa?).<br>

  • 7.30 C Các thiết bị an toàn (chuông, pin dự phòng, đèn chiếu sáng thoát nạn, vòi chữa cháy, bình chữa cháy,…) có được định kì bảo dưỡng và kiểm tra ít nhất một lần một năm hoặc theo luật địa phương quy định (ghi chính xác tần xuất)?<br>

  • 7.31 C Các khu vực có được trang bị hệ thống chữa cháy tự động theo phân tích rủi ro, và căn cứ theo quy định địa phương không?<br>

  • 7.32 C Nhân viên phụ trách quản lý an toàn PCCC của nhà máy có đầy đủ kỹ năng và kiến thức về công việc không?

  • CHƯƠNG 8 - ATLĐ - MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
  • 8.1 D Tất cả công nhân có được tự do đi vệ sinh, số lượng nhà vệ sinh có đầy đủ và hoạt động tốt, sạch sẽ, có nước sạch và xà phòng không?<br>

  • 8.2 D Tất cả công nhân có được uống nước sạch miễn phí không? Chất lượng nước có được kiểm tra định kỳ theo quy định của pháp luật không?<br>

  • 8.3 D Nếu luật có yêu cầu, nhà máy có trang bị ký túc xá cho nhân viên không? <br>Ký túc xá có đáp ứng được các tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Decathlon hoặc yêu cầu của luật không (áp dụng theo tiêu chuẩn nào cao hơn)?"<br>

  • 8.4 D Nếu luật yêu cầu, có nhà ăn / bếp ăn phù hợp quy định pháp luật không? <br>Nhà ăn có sạch sẽ, trang bị đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của luật không?"<br>

  • 8.8 D Công nhân có dấu hiệu nào của việc quá tải do nhiệt độ môi trường làm việc không? (Lả nhiệt, chuột rút do nhiệt và sốc nhiệt)<br>

  • 8.9 D Nhà xưởng có được chiếu sáng đầy đủ không?<br>

  • 8.10 D Nhà xưởng có sạch sẽ không? (Sạch bụi, mặt sàn không trơn trượt, rác thải hoặc các nguyên vật liệu thừa không vứt bừa bãi, có vị trí riêng cho các thiết bị và được đặt/để đúng vị trí)<br>

  • 8.12 C Thức ăn và nước uống có được bảo quản ở nơi phù hợp không?<br>

  • 8.13 C Trường hợp luật yêu cầu, tài xế có chứng nhận sức khỏe để xác nhận có đủ năng lực lái xe không?

  • 8.14 C Chi phí ở ký túc xá hàng tháng mà người lao động phải trả có bằng hoặc ít hơn 30% tổng lương mà họ nhận được hàng tháng không?

  • 8.15 C Có triển khai kế hoạch bảo dưỡng (kế hoạch bảo dưỡng, hóa đơn của lần bảo dưỡng gần nhất) cho các xe buýt/xe hơi của công ty/nhà máy không?

  • CHƯƠNG 9 - THỜI GIAN LÀM VIỆC
  • 9.1 D Hệ thống chấm công có thể hiện chính xác thời gian một cách rõ ràng với các thông tin chi tiết không?

  • 9.2 D Có sự không đồng nhất về thời gian lao động/ sự có mặt của công nhân/ bảng lương hoặc các thông tin khác được ghi nhận trong quá trình đánh giá không?

  • 9.3 D Thời gian làm việc có quá 72 giờ/ tuần hay không?

  • 9.4 D Thời gian làm việc có quá 14 giờ/ ngày hay không?

  • 9.5 D Công nhân có được nghỉ ít nhất một ngày (24 tiếng) sau 6 ngày làm việc liên tiếp hay không?

  • 9.6 C Thời gian làm việc có quá 60 giờ/ tuần hay không?

  • 9.7 C Công nhân có quyền được nghỉ ngắn trong giờ làm việc không?

  • 9.8 C "Các chính sách về giờ làm việc có được công bố rộng rãi không? Công nhân có biết không? (Thời gian nghỉ ngơi, giờ làm việc của nhà máy, ngày nghỉ phép, chính sách tăng ca,......)<br>Có quy trình hoặc thủ tục rõ ràng cho việc yêu cầu và cho phép tăng ca không?"

  • CHƯƠNG 10 - LƯƠNG VÀ PHÚC LỢI
  • 10.1 E Lương giờ trả cho tất cả công nhân bao gồm lương tăng ca (bao gồm công nhân thử việc) bằng hoặc cao hơn mức lương giờ tối thiểu được quy định bởi luật hoặc quy định trong thỏa ước lao động tập thể không?

  • 10.2 E Các khoản khấu trừ không được yêu cầu bởi luật và không được sự đồng ý của người lao động có dẫn đến người lao động nhận được mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu hiện hành không?

  • 10.3 D Lương tăng ca có được tính đúng theo luật không? (ghi rõ mức tính lương tăng ca của nhà máy)

  • 10.4 D Các hồ sơ chi trả trả lương có sẵn không? Nhân viên có được cung cấp phiếu lương không?

  • 10.5 D Chu kỳ trả lương có quá 1 tháng hay không?

  • 10.6 D Có trường hợp trừ lương, trừ thưởng trái với pháp luật hay không? Có bất kì rủi ro tiềm tàng nào có thể dẫn đến việc lương, thưởng bị trừ trái luật không? (VD: khấu trừ quá nhiều cho thời gian đi trễ)

  • 10.7 D Tất cả dụng cụ sản xuất có được cung cấp miễn phí cho công nhân không?

  • 10.8 D Tất cả công nhân có được đóng bảo hiểm xã hội theo luật không?

  • 10.9 D Ngày nghỉ phép, nghỉ bệnh, nghỉ sinh có được trả theo luật hoặc theo thỏa ước lao động tập thể (nếu có) không?

  • 10.10 D Sau khi chấm dứt hợp đồng với người lao động, nhà máy có chi trả các khoản mà người lao động được hưởng theo luật hoặc theo thỏa ước lao động tập thể một cách kịp thời không?

  • 10.11 C Người lao động có biết và hiểu cách tính lương hàng tháng dựa trên (tiền thưởng, tăng ca, mức lương tối thiểu…) và những chính sách về phúc lợi của công ty không? (chính sách thai sản, chính sách nghỉ & thanh toán phép năm,.v..v..)

  • 10.12 C Thang bảng lương có rõ ràng, cụ thể cho tất cả công nhân hay không? Mức lương có gắn với năng lực/ sự tham gia của cá nhân đến các hoạt động của công ty không?

  • CHƯƠNG 11 - QUẢN LÝ NHÂN SỰ
  • 11.1 E Có bằng chứng xác nhận nhân viên có mang thêm hàng về nhà (hoặc ký túc xá) sản xuất hay không?

  • 11.2 E Có bất kì dấu hiệu nghiêm trọng nào của các hành vi lạm dụng về thể chất, giới tính, tinh thần, đe dọa, bóc lột, hành vi không phù hợp hoặc quấy rối nào xảy ra trong nhà máy không?

  • 11.3 D Hợp đồng lao động (và giấy phép làm việc đối với lao động người nước ngoài) có được ký với từng nhân viên bằng ngôn ngữ họ hiểu và ghi rõ ngày ký, tên người, thời hạn (nếu có), mức lương, công việc, thời gian làm việc và các chế độ phúc lợi không?

  • 11.4 D Chi tiết miêu tả trong hợp đồng lao động hoặc thông báo của công ty có tương ứng với công việc hiện tại của công nhân hay không? Người lao động có được thông báo hay không?

  • 11.5 D Công nhân có giữ 1 bản hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng không?

  • 11.6 D Nhà máy có theo dõi số lượng hợp đồng ngắn hạn/ tạm thời hay không? Tỉ lệ hợp đồng ngắn hạn/ tạm thời trên tổng số lao động có tuân thủ theo luật không?

  • 11.7 D Công nhân có phải chịu bất kì hành vi phân biệt đối xử nào trong quá trình tuyển dụng, chi trả lương, thăng tiến, nghỉ việc và kỷ luật không?

  • 11.8 D "Nội quy lao động có chỉ rõ những gì bị cấm và những biện pháp chế tài hay không?<br>Những biện pháp này có tôn trọng quyền của người lao động không? (không trừ lương, không bạo lực,.v..v…)<br>Những yêu cầu này có được người lao động biết hay không?"

  • 11.9 C Nhà máy có sử dụng quá nhiều hợp đồng tạm thời / hợp đồng ngắn hạn (ví dụ hơn 25% công nhân dây chuyền sản xuất đang ký hợp đồng tạm thời / ngắn hạn) không?

  • 11.10 C Có quy trình nào để nhân viên phản hồi và / hoặc khiếu nại bất kỳ quyết định kỷ luật nào mà không bị hậu quả không?

  • 11.11 C Lao động nữ trở lại làm việc sau khi nghỉ sinh có được làm công việc với vị trí và mức lương tương tự với trước khi sinh không?

  • 11.12 C Nhà máy có đáp ứng tất cả các luật sở tại khác liên quan không (VD: thăm hỏi bệnh, bảo hiểm y tế tư nhân,….)?

  • 11.14 C Nhà máy có theo dõi tỷ lệ vắng mặt và phân tích nguyên nhân không? (cụ thể cách tính, mục tiêu và kết quả)

  • 11.15 C "Quy trình sa thải có được nêu rõ trong nội quy lao động không?<br>Nếu có nhân viên bị sa thải, các thông tin này có được lưu lại hay không?"

  • 11.16 C Tất cả quản lý chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp nhân viên có hiểu rõ về các yêu cầu cơ bản của Decathlon về Trách nhiệm Xã hội (HRP) những điểm E, D trong chương 9,10,11 không?

  • 11.17 C Nhà máy có chính sách và những hành động chống phân biệt đối xử không?

  • 11.18 C Nhà máy có chính sách và những hành động chống quấy rối và lạm dụng tại nơi làm việc không?

  • 11.19 C Ở những quốc gia mà luật pháp không bắt buộc phải nghỉ phép hàng năm, nhà máy có cung cấp ngày nghỉ phép năm như một phần của khoản lương và phúc lợi cho nhân viên không?

  • CHƯƠNG 12 - QUẢN LÝ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
  • 12.1 E Có chứng cứ nào cho thấy nhà máy đang ký hợp đồng với nhà thầu phụ để sản xuất hàng cho Decathlon mà chưa có sự đồng ý của Decathlon không?

  • 12.2 D Trong vòng 6 tháng gần đây có chứng cứ nào cho thấy nhà máy đang ký hợp đồng với nhà thầu phụ để sản xuất hàng cho Decathlon mà chưa có sự đồng ý của Decathlon không?

  • 12.3 D Nhà máy có lưu giữ bộ quy tắc ứng xử Decathlon (COC) có chữ ký đầy đủ của 2 bên không?

  • 12.4 D Nhà máy có phân công / bổ nhiệm 1 người hoặc 1 ban quản lý Trách nhiệm Xã hội (HRP)? Những người này có biết những nội dung/ tiêu chuẩn của Bộ Quy Tắc Ứng Xử Decathlon (COC) và bộ tiêu chuẩn đánh giá HRP không, có thể phát hiện ra những rủi ro, lỗi và đưa ra kế hoạch hành động khắc phục (CAP) cần thiết không?

  • 12.5 D Khi phát hiện ra các lỗi (thông qua audit nội bộ hoặc hình thức khác khác), nhà máy có tìm ra nguyên nhân gốc rễ và áp dụng các hành động các kế hoạch khắc phục cho những lỗi này không?

  • 12.6 C "Does the supplier have the means to keep up to date of the latest regulations and laws linked with HRP? <br>Is there person in charge of the review process?<br>Nhà máy có phương pháp đảm bảo cập nhật những quy định mới nhất về Luật liên quan đến trách nhiệm xã hội HRP?<br>Có phân công người chịu trách nhiệm quá trình này không?"

  • 12.7 C "Does the supplier regularly conduct a Gemba self-assessment on its own for E and D points of this grid and implement corrective actions?<br>Nhà máy có tự tổ chức audit nội bộ cho tất cả các chương theo tiêu chuẩn HRP Grid V12 này không?"

  • 12.8 C Những công nhân được thuê bởi công ty ngoài để làm việc tại nhà máy (bảo vệ, nhân viên vệ sinh, nhân viên nhà ăn, chăm sóc cây canh…) làm việc trong điều kiện tối thiểu đạt loại C của chương quản lý nhân sự (HR) và chương thời gian làm việc (WH) của bản đánh giá HRP Grid V12 này không?

  • 12.9 C Nhà máy có tiến hành phân tích rủi ro về con người cho chuỗi cung ứng của nhà máy tham gia sản xuất hàng cho Decathlon không?

  • 12.10 C Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro con người, nhà máy có áp dụng các hệ thống theo dõi và hành động phòng ngừa không?

The templates available in our Public Library have been created by our customers and employees to help get you started using SafetyCulture's solutions. The templates are intended to be used as hypothetical examples only and should not be used as a substitute for professional advice. You should seek your own professional advice to determine if the use of a template is permissible in your workplace or jurisdiction. You should independently determine whether the template is suitable for your circumstances.